Giới thiệu chung

Hội phụ nữ xã Kiêu Kỵ Tổ chức kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910-08/3/2025)
Ngày đăng 11/03/2025 | 02:33  | Lượt truy cập: 159

Tại buổi Lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, những chặng đường xây dựng và phát triển của Hội LHPN Việt Nam. Phát huy truyền thống đó, trong những năm qua Hội LHPN xã Kiêu Kỵ đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng. Trong những năm qua, hội LHPN xã đã phát động các phong trào thi đua tới toàn thể cán bộ hội viên trong toàn xã như phong trào phụ nữ thủ đô tích cực học tập lao động sáng tạo xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc, Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Duy trì và hoạt động hiệu quả chương trình mẹ đỡ đầu và các Câu Lạc bộ.

 

 

Lãnh đạo tặng hoa chúc mừng Hội LHPNxã nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3

Tới dự và phát biểu chúc mừng tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo địa phương đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà hội phụ nữ xã Kiêu Kỵ đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời mong muốn thời gian tới cán bộ, hội viên hội phụ nữ xã tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đã đề ra của năm 2025.

Đồng chí Phùng Đắc Quản - Bí thư Đảng ủy phát biểu chúc mừng cán bộ, hội viên Hội phụ nữ 

Đồng chí  Bùi Thị Vi - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Kiêu Kỵ đọc diễn văn kỷ niệm 115 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3

Nhân dịp này, Ban thường vụ Hội LHPN xã đề nghị khen thưởng 3 tập thể, 15 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Hội và địa phương.

Tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hội giai đoạn 2020-2025 được UBND xã khen thưởng.

Cũng nhân dịp này, Hội phụ nữ xã đã phát động hưởng ứng tuần lễ áo dài đến cán bộ, hội viên trong toàn xã và đồng diễn áo dài truyền thống.

Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 trên địa bàn xã Kiêu Kỵ
Ngày đăng 19/12/2024 | 09:02  | Lượt truy cập: 370

Sáng 19/12, UBND xã Kiêu Kỵ tổ chức Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Thông qua tổ chức Ngày hội tri ân, tưởng nhớ công lao của các liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống để có độc lập dân tộc, đất nước phát triển như ngày nay; góp phần tuyên truyền, giáo dục về truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam cho thế hệ trẻ.

Đoàn đại biểu dâng hương trước đài tưởng niệm Liệt sỹ xã Kiêu Kỵ


Đồng chí Đỗ Văn Kiên – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã đọc diễn văn khai mạc

       Đồng chí Đỗ Văn Kiên - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, những năm qua, xã Kiêu Kỵ đã triển khai toàn diện các nội dung của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, góp phần vào việc bảo đảm tốt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy địa phương phát triển kinh tế, xã hội.

Tặng hoa chúc mừng Ban Chỉ huy quân sự xã Kiêu Kỵ

Các đại biểu tham dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Trao quà tặng các đồng chí đã có những cống hiến cho quân đội và xây dựng quê hương Kiêu Kỵ

Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trên địa bàn xã Kiêu Kỵ năm 2024
Ngày đăng 05/07/2024 | 07:17  | Lượt truy cập: 364

      Sáng ngày 05/7, tại hội trường UBND xã Kiêu Kỵ tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Trần Nam, Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy đã tới dự.

 Đồng chí Nguyễn Trần Nam, Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy dự Hội nghị

Chủ tọa Hội nghị

 Đồng chí Phùng Đắc Quản, Bí thư Đảng ủy phát biểu tại Hội nghị

 Đồng chí Đỗ Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã giải đáp ý kiến cử tri tại Hội nghị

 

Các đại biểu dự Hội nghị

Tại hội nghị, lãnh đạo UBND xã đã thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn xã 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Trên tinh thần dân chủ, cởi mở tại hội nghị đã có 7 lượt ý kiến, kiến nghị về  công tác vệ sinh môi trường, đường giao thông, điện chiếu sáng, công tác đảm bảo an ninh trật tự của địa phương, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dự án tu bổ tôn tạo di tích, vườn hoa sân chơi của các thôn trên địa bàn xã.

 Với tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí Chủ tịch UBND xã đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân các thôn, tổ dân phố; đồng thời giải đáp các ý kiến, kiến nghị của nhân dân thuộc thẩm  quyền. Hội nghị Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân năm 2024 trên địa bàn xã Kiêu Kỵ nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, lắng nghe nhân dân nói để có những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ngày càng vững mạnh của địa phương.

Phùng Diễm

 

 

 

 

Xã Kiêu Kỵ
Ngày đăng 01/03/2021 | 03:22  | Lượt truy cập: 1448
Trong kháng chiến chống Pháp, Kiêu Kỵ nhập với nhiều làng xã bên cạnh thành một xã lớn mang tên xã Tân Hưng, thuộc tỉnh Hưng Yên (năm 1949 lại chuyển về tỉnh Bắc Ninh). Sau Cải cách ruộng đất (năm 1957), tách các làng: Kiêu Kỵ, Hạ Tốn, Gia Cốc và Xuân Thụy thành một xã mang tên xã Kiêu Kỵ. Năm 1961, xã được chuyển về TP Hà Nội, cùng với các xã khác của huyện Gia Lâm.
Xã Kiêu Kỵ có diện tích đất tự nhiên 561,7 ha, dân số 12.000 người (số liệu năm 2012), sinh sống tại 7 thôn: Kiêu Kỵ, Chu Xá, Hoàng Xá, Gia Cốc, Báo Đáp, Trung Dương, Xuân Thụy và 2 khu dân cư: Thảm len và Liên Cơ.
Kiêu Kỵ có nền kinh tế khá phát triển, ngoài trồng lúa, xã còn có hai nghề thủ công có tiếng trong vùng là dát vàng quỳ và làm mực nho. Để làm được mực nho, phải có chất keo nấu bằng da trâu. Mỗi ngày thường có một con trâu bị giết để phục vụ việc này. Thủ trâu được đưa lên làm lễ thành hoàng, nên có câu: "Sống ước làm trai Bát Tràng, Chết ước làm thành hoàng Kiêu Kỵ"
Nghề dát vàng quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều thợ, kiên trì cần mẫn lao động với những thao tác và kỹ thuật. Từ việc xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng, làm mực "lướt" quỳ, vàng phải đập mỏng đều, không rách và chỉ cần lơ đãng một chút là búa quỳ sẽ đập vào ngón tay… 1 chỉ vàng đập mỏng thành 980 lá có diện tích lớn hơn 1m2 thì chưa có ngành công nghiệp nào làm được, kể cả công nghiệp giát vàng của Nhật. Chính vì vậy, cho đến nay, Kiêu Kỵ vẫn là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này. Bên cạnh làng nghề truyền thống ngày nay Kiêu Kỵ còn nổi tiếng với nghề may da.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã tăng 14%/năm. Cơ cấu kinh tế: CN- TTCN là 58,65%; dịch vụ - thương mai là 12,16% và nông nghiệp bằng 29,19%.
Kiêu Kỵ còn là mảnh đất sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc như: Nguyễn Chế Nghĩa - một danh tướng thời Trần, lập được nhiều chiến công trong lần chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba (năm Mậu Tý - 1288). Tên của ông nay được đặt cho một đường phố nối phố Trần Hưng Đạo với phố Hàm Long. Hay Nguyễn Quý Trị - đỗ Hương cống, làm quan Tả Thị lang bộ Binh thời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), từng đi sứ sang Trung Quốc và học được nghề giát vàng quỳ rồi truyền nghề cho dân làng, được tôn làm tổ nghề, hàng năm giỗ vào ngày 17 tháng Tám âm lịch. Kiêu Kỵ cũng là quê hương của tướng Nguyễn Sơn (1908 - 1956). Ông tên thật là Vũ Nguyên Bác, tham gia cách mạng từ năm 1926, vào học trường Quân sự Hoàng Phố và hoạt động trong phong trào Cộng sản ở Trung Quốc, từng tham gia cuộc Vạn lý trường chinh ròng rã suốt năm 1935. Năm 1945, ông về nước và giữ các chức vụ chỉ huy quân sự ở Liên khu 5 rồi Liên khu 4. Năm 1949, được phong quân hàm thiếu tướng, năm 1951, trở lại Trung Quốc, công tác tại Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Trung Quốc, được phong quân hàm thiếu tướng, nên gọi là "Lưỡng quốc Thiếu tướng". Năm 1999, tên của ông được đặt cho một con đường từ phố Ngọc Lâm (nơi có Công viên phường Ngọc Lâm, tức thị trấn Gia Lâm cũ) đến sân bay Gia Lâm, dài 1,5km.
Hiện nay, Kiêu Kỵ đang tập trung quy hoạch quỹ đất thành từng khu vực để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng quy hoạch hệ thống đường giao thông để tạo hành lang kinh tế cho phát triển. Với những cơ chế, chính sách thông thoáng cùng sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phương một ngày không xa, Kiêu Kỵ sẽ trở thành một xã phát triển toàn diện của huyện Gia Lâm./.

BẢN ĐỒ

Quảng cáo

LIÊN KẾT

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7
Tổng: 4.343.710